loading, please wait ...
Đang tải trang web. Vui lòng đợi trong giây lát...
All In One
Thầy: Nguyễn Thành Vương; Cô: Võ Thị Bích Hiền
Chuyên Dạy Kèm Theo Nhóm (Chỉ từ 2 đến 5 học sinh)

Địa chỉ: Hẻm 1/6 Lữ Gia-P.9-Đà Lạt. Phone: 0977642010; 0888421880.
Luyện Thi Đại Học, Thi Chuyển Cấp. Môn: Toán, Lý, Hóa, Anh Văn
Hotline: 0977642010. Email: vuongnguyen2010@gmail.com
Website: http://ntv2010.com
CHIA SẺ LÀ NIỀM VUI!

Học,
Học Nữa,
Học Mãi
Off Telex VNI -  ||
Học Tập
Xem nhiều nhất
Trang Chi Tiết
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm hóa học (có lời giải) (27/02/2013)
Bài 1. Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ mạch hở không quá 2 nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 16 gam X (tương ứng 0,175 mol) rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 47,5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 16 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 rồi cô cạn dung dịch sẽ thu được 22,6 gam chất rắn khan. Công thức của 2 axit và khối lượng là.
A. CH3COOH và CH2(COOH)2
B. (COOH)2 và CH3COOH
C. HCOOH và C4H9COOH
D. C2H5COOH và CH2(COOH)2

Hướng dẫn
Áp dụng ĐLBTKL ta có: mNaHCO3 – mCO2 – mH2O = 22,6 – 16 = 6,6 => 84x – 62x = 6,6 => x = 0,3 (x là số mol CO2)

Gọi a, b là số mol 2 axit => a + b = 0,175 và na + mb = 0,3

=> số nhóm chức (COOH) trung bình = 0,3/0,175 = 1,71 => X chứa 1 axit đơn chức và 1 axit hai chức

=> a = 0,05 ; b = 0,125

=> nH = 16 – (0,05*32 + 0,125*64 + 0,475*12) = 0,7mol => H = 0,7/0,175 = 4

=> Hai axit là: CH3COOH và CH2(COOH)2

Đáp án: A




Bài 2. X là este đơn chức. Lấy m (gam) X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được sản phẩm hữu cơ duy nhất Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 5,3 gam Na2CO3; 10,08 lít CO2 (đktc); 8,1 gam H2O. Chỉ ra giá trị m?
A. 10
B. 5
C. 13,2
D. 12,4

Hướng dẫn
nNa2CO3 = 0,05mol ; nCO2 = 0,45mol ; nH2O = 0,45mol

X là este nội phân tử => Y: HO-CH2-R-COONa => nY = nX = nNaOH = 0,1mol

=> mC = 12(0,05 + 0,45) = 6gam ; mH trong X = 0,9 – 0,1 = 0,8gam

=> mO = 0,2*16 = 3,2ga, => m = 10 gam

Đáp án: A



Bài 3. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được dung dịch trong suốt A. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch A nhận thấy khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100ml còn khi cho vào 200ml hoặc 600ml dung dịch HCl 1M thì đều thu được a gam kết tủa. Tính a và m.
A. a = 7,8 gam; m = 19,5 gam
B. a = 15,6 gam; m = 19,5 gam
C. a = 7,8 gam; m = 39 gam
D. a = 15,6 gam; m = 27,7 gam

Hướng dẫn
Na2O + H2O --> 2Na+ + 2OH-

Al2O3 + 2OH- + 3H2O --> 2[Al(OH)4]-

Dung dịch A trong suốt chứa Na+ ; [Al(OH)4]- và OH-

Cho 0,1mol H+ vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa nghĩa là.

OH- + H+ --> H2O
0,1---0,1

Cho tiếp 0,1mol H+ thu được a gam kết tủa

[Al(OH)4] + H+ --> Al(OH)3 + H2O
0,1--------0,1-------0,1

=> a = 7,8 gam

Cho tiếp 0,4 mol H+ vào cũng thu được a gam kết tủa

[Al(OH)4] + H+ --> Al(OH)3 + H2O
x-----------x---------x

Al(OH)3 + 3H+ --> Al3+ + H2O
y---------3y

=> 0,1 + x – y = 0,1 và x + 3y = 0,4 => x = y = 0,1

=> nAl2O3 = 0,1 và nNa2O = 0,1 + 0,05 = 0,15mol => m = 19,5

Đáp án: A



Bài 4. Cho m gam bột Cu vào dung dịch có chứa 12,24 gam AgNO3 rồi khuấy điều, sau đó thêm 300ml dung dịch H2SO4 loãng a(M), phản ứng hoàn toàn thu được 10,56 gam phần rắn kim loại, dung dịch X và khí NO. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch KOH thì cần 20,16 gam KOH. Giá trị m và a theo thứ tự là
A. 12 gam và 0,6M
B. 10 gam và 0,5M
C. 15,36 gam và 0,6M
D. 7,68 gam và 1,2M

Hướng dẫn
Ta có: nAgNO3 = 0,072mol => mAg = 7,776 gam
Nhận định: khối lượng rắn thu được lớn hơn mAg = 7,776 gam => Cu còn dư do đó lượng NO3- chuyển hết thành khí NO.

Bảo toàn electron cho cả quá trình
Cu – 2e --> Cu2+

Ag+ + e --> Ag

NO3- + 4H+ + 3e --> NO + 2H2O

=> nCu pư = (0,072 + 0,072*3)/2 = 0,144mol

H+ + OH- --> H2O
0,072--0,072

Cu2+ + 2OH- --> Cu(OH)2
0,144--0,228

=> nH+ ban đầu = 0,072*4 + 0,072 = 0,36mol => a = 0,6M

m = 0,144*64 + 2,784 = 12gam

Đáp án: A


Bài 5. Cho 1,512 gam Al vào 100ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,6 mol/l và Fe2(SO4)3 x mol/l. Kết thúc phản ứng thu được 4,736 gam chất rắn gồm 2 kim loại. Giá trị x là.
A. 0,15
B. 0,2
C. 0,08
D. 0,25

Hướng dẫn
nAl = 0,056mol ; nCu2+ = 0,06mol ; nFe3+ = 0,2x (mol)

Al + 3Fe3+ --> Al3+ + 3Fe2+

2Al + 3Cu2+ --> 2Al3+ + 3Cu
0,04---0,06------------0,06

2Al + 3Fe2+ --> 2Al3+ + 3Fe
0,032/3---------------0,016

nAl pư (1) = 0,056 – 0,04 – 0,032/3 = 0,016/3 mol

=> nFe3+ = 0,016mol => x = 0,08M

Đáp án: C .


Bài 6. Nung hỗn hợp Z gồm 2 muối của kim loại Kali ở 4000C, sau phản ứng thu được 0,336 (l) khí A không màu và chất rắn X. Cho X vào bình đựng lượng dư dung dịch đậm đặc FeSO4 và H2SO4, rồi đun nhẹ thu được 0,896 (l) khí B không màu. Biết A dễ dàng phản ứng với B tạo thành khí C màu nâu đỏ. Cho toàn bộ Z vào dung dịch HCl dư rồi cho vào đó một lượng Cu dư thu được khí T. Dẫn hỗn hợp gồm A và T vào 500 ml dung dịch HCl 0,06M thu được dung dịch có pH bằng.
A. 0,85
B. 1,22
C. 1,1
D. 1,0
Khí B phản ứng với khí A không màu tạo thành khí C màu nâu đỏ, chứng tỏ khí A là O2; khí B là NO và khí C là NO2

Do đó Z chứa muối nitrat và nitrit của kali => rắn X chứa KNO2

KNO3 --> KNO2 + 1/2O2
0,03-----0,03----0,015

Fe2+ + 2H+ + NO2- --> Fe3+ + NO + 2H2O
-------------0,04------------0,04

=> trong Z có: KNO3 (0,03mol) ; KNO2 (0,01mol)

Khi cho Z vào HCl dư, sau đó cho Cu dư vào tạo khí NO, lúc đó toàn bộ NO3- và NO2- chuyển hết thành khí NO

=> nNO = 0,04mol

NO + 1/2O2 --> NO2
0,03--0,15----0,03

3NO2 + H2O --> 2HNO3 + NO
0,03------------0,02

=> [H+] = 0,06 + 0,02/0,5 = 0,1M => pH = 1

Đáp án: D

Bài 7. Cho m gam bột Cu vào 400ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thư được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi cho thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 5,12
B. 3,84
C. 5,76
D. 6,4
Nhận định: nhìn cả quá trình thì
Cho (m + 5,58) gam hỗn hợp gồm Zn và Cu vào 0,08 mol Ag+ thu được (7,76 + 10,53) gam rắn và dung dịch chứa 1 chất tan duy nhất

Zn + 2Ag+ --> Zn2+ + 2Ag
0,04--0,08-----------0,08

=> m + 0,08*108 + 3,25 = 18,29 => m = 6,4 (gam)

Đáp án: D
Bài 8. Sục khí H2S tới dư vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 0,1M và CuSO4 0,2M, phản ứng xong thu được a gam kết tủa. Giá trị a là.
A. 3,68 gam
B. 4,00gam
C. 1,92 gam
D. 2,24 gam
Fe2(SO4)3 + H2S à 2FeSO­4 + H2SO4 + S

CuSO4 + H2S à H2SO4 + CuS

=> a = 0,01*32 + 0,02*96 = 2,24 gam

Đáp án: D
Bài 9. Hòa tan a mol Fe vào dung dịch loãng chứa 1,2a mol H2SO4 thu được dung dịch X, sục O2 vào X để phản ứng xấy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Khi cho Y tác dụng với Cu và dung dịch KMnO4 thì:
A. Y hòa tan được Cu và làm mất màu KMnO4
B. Y hòa tan được Cu và không làm mất màu KMnO4
C. Y không hòa tan được Cu và làm mất màu KMnO4
D. Y không hòa tan được Cu và không làm mất màu KMnO4
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
a------a---------a

4FeSO4 + 2H2SO4 + O2 --> Fe2(SO4)3 + 2H2O
0,4a-------0,2a--------------0,1a

Tong dung dịch Y chứa: Fe3+ ; Fe2+

Nên dung dịch Y hòa tan được Cu và làm mất màu dung dịch KMnO4

Đáp án: A
Bài 10. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc ) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muỗi sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là.
A. 26,23%
B. 13,11%
C. 39,34%
D. 65,57%
Áp dụng ĐLBTKL: 98x = 18x + 6,6 + 0,0225*64 – 2,44 => x = 0,07

=> nSO42- trong muối = 0,07 – 0,0225 = 0,0475mol => m(Cu + Fe) = 2,12gam

=> nO = (2,44 – 1,8)/16 = 0,02mol

Bảo toàn electron
Fe - 3e --> Fe3+

Cu - 2e --> Cu2+

O + 2e --> O2-

SO42- + 2e --> SO2

=> 3x + 2y = 0,045 + 0,04 = 0,085 và 56x + 64y = 2,12 => x = 0,015 ; y = 0,02

=> %(m) Cu = 0,015*64*100/2,44 = 39,34%

Đáp án: C .

Bài 11. Hòa tan hoàn toàn 20gam hỗn hợp X gồm MgO ,CuO, Fe2O3 phải dùng vừa hết 350ml dung dịch HCl2M. Mặt khác, nếu lấy 0,4mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ ( không có không khí) rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2gam nước. Giá trị của m là.
A. 24,8 gam
B. 25,6 gam
C. 32 gam
D. 28,4 gam
Gọi x, y, z là số mol MgO, CuO, Fe2O3

O2- + 2H+ --> H2O

=> nO = 0,35mol => x + y + 3z = 0,35 và 24x + 64y + 112z = 14,4

Mặt khác: n(x + y + z) = 0,4

nH2O = 0,4mol => n(y + 3z) = 0,4

=> x + y + z = y + 3z => x = 2z

=> x = 0,1; y = 0,1; z = 0,05 => n = 1,6 => m = 1,6(40*0,1 + 64*0,1 + 112*0,05) = 25,6gam

Đáp án: B

Bài 12. Trong bình kín dung tích không đổi chứa 35,2x gam oxi và 160x gam khí SO2 (ở 136,50C, áp suất 4,5 atm) có mặt xúc tác V2O5. Đun nóng bình trong một thời gian để phản ứng xảy ra rồi đưa về 136,50C, áp suất trong bình lúc này là p atm. Biết hiệu suất phản ứng là H%. Giá trị của p nằm trong khoảng
A. 3,125 < p < 4,5
B. 3 ≤ p ≤ 4
C. 2,5 < p ≤ 6
D. 1,5 ≤ p ≤ 3,125
nO2 = 1,1 mol ; nSO2 = 2,5 mol => n1 = 3,6 (mol)

2SO2 + O2 --> 2SO3

Vì V, T không đổi => n2 : n1 = p2 : p1 => n2 = 0,8p (mol)

=> nO2 pư = 3,6 – 0,8p => H = (3,6 – 0,8p)/1,1 => 0 < 3,6 – 0,8p < 1,1 => 3,125 < p < 4,5

Đáp án: A
Bài 13. Hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức có tỉ khối so với hidro là 23. Lấy 0,2 mol X trộn với 250ml dung dịch CH3COOH 1M có mặt H2SO4 đặc, đun nóng 1 thời gian thu được m gam este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều đạt 60%). Giá trị m là?
A. 17,6 gam
B. 10,56 gam
C. 29,33 gam
D. 11,82 gam
CT chung của 2 ancol ROH => R + 17 = 46 => R = 29

nCH3COOH = 0,25mol

CH3COOH + ROH --> CH3COOR + H2O

=> m = 0,2*0,6*88 = 10,56 gam
Bài 14. Cho m gam hỗn hợp gồm 2 axit X, Y (Y nhiều hơn X một nhóm -COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH tạo ra (m + 8,8) gam muối. Nếu cho toàn bộ lượng m (gam) hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau pkhi phản ứng kết thúc thu được 43,2 gam Ag và 13,8 gam muối amoni của axit hữu cơ. Công thức của Y và giá trị của m lần lượt là:
A. HOCO-COOH và 18,2 gam
B. HOCO-CH2-COOH và 30,0 gam
C. HOCO-CH2-COOH và 19,6 gam
D. HOCO-COOH và 27,2 gam
Hai axit X, Y cho phản ứng tráng bạc => X là HCOOH => nX = 0,2mol

=> Y có dạng: R(COOH)2

Áp dụng ĐLBTKL: m + 40x = m + 8,8 + 18x => x = 0,4 (x là số mol NaOH)

=> nY = 0,1mol

R(COOH)2 + 2NH3 --> R(COONH4)2
0,1----------------------0,1

=> 0,1(R + 124) = 13,8 => R = 14 (CH2) => Y: CH2(COOH)2 => m = 0,2*46 + 0,1*104 = 19,6 gam

Đáp án: C

Bài 15. Cho hỗn hợp gồm 0,15mol vinyl clorua; 0,2mol (1,2−đicloetan); 0,1mol benzyl clorua; 0,2mol phenyl clorua đun nóng trong dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng lấy dung dịch thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 114,8 gam
B. 57,4 gam
C. 43,05 gam
D. 71,75 gam
ClCH2-CH2Cl + 2NaOH --> HO-CH2-CH2-OH + 2NaCl

C6H5CH2Cl + NaOH --> C6H5CH2OH + NaCl

C6H5Cl + NaOH --> không phản ứng khi tác dụng với NaOH loãng, đun nóng; mà nó phản ứng được với NaOH đặc, nóng và áp suất cao

CH2=CH-Cl + NaOH --> không phản ứng

=> nCl- = 0,4 + 0,1 = 0,5mol => mAgCl = 71,75gam

Đáp án: D .

10 câu tiếp theo:
Câu 1. Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lit khí ở đktc hỗn hợp khí NO và NO2 có khối lượng 15,2 gam. Giá trị của m là:
A. 25,6 gam B. 16 gam C. 2,56 gam D. 8 gam
- Phát hiện vấn đề: Dùng định luật bảo toàn e, thông thường phải tính rõ số mol NO, NO2, nhưng ở bài này nhận thấy khối lượng mol trung bình của 2 khí là 15,2/0,4
= 38 lại là trung bình cộng của phân tử khối hai khí ( 30 và 44). Vậy có thể thay 2 khí bằng 1 khí duy nhất có số mol là 0,4 và SOH của N là +3.
- Giải quyết vấn đề: vì SOH của Cu tăng = SOH của N5+ giảm nên: nCu = n khí = 0,4
Vậy m = 0,4.64 = 25,6 ---> Chọn A.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn oxit FexOy bằng dd H2SO4 đ,n vừa đủ thu được 2,24 l khí SO2. Cô cạn dd sau pu thu được 120 gam muối khan. Công thức của FexOy là:
A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. tất cả đều sai.
- Phát hiện vấn đề: FexOy pu với H2SO4 tạo SO2 nên nó phải là FeO hoặc Fe3O4. Quan
sát hai oxit này ta thấy 1 mol mỗi oxit đều nhường 1 mol e.
- Giải quyết vấn đề: Số mol e trao đổi = 0,1.2 = 0,2 mol, nFe2(SO4)3 = 120/400 = 0,3 mol ---> nFexOy = 0,3.2/x = 0,6/x.1 mol oxit nhường 1 mol e nên 0,6/x = 0,2
--> x = 3 --> Fe3O4: chọn B.
Câu 3. Khi hòa tan hoàn toàn cùng một lượng kim loại R vào dd HNO3 loãng và dd H2SO4 loãng thì thể tích NO và H2 thu dược bằng nhau ở cùng điều kiện, khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% muối sunfat. R là kim loại nào sau đây:
A. Mg B. Cu C. Al D. Fe
- Phát hiện vấn đề: Để tạo 1 mol NO thì R đã nhường 3 mol e, để tạo 1 mol H2 thì R đã nhường 2 mol e mà nNO = nH2 nên R phải thể hiện hai mức oxi hóa +2, +3
- Giải quyết vấn đề: Dễ dàng chọn D. Fe luôn vì chỉ có Fe mới có hai SOH như trên
còn con số 159,21% dùng để đánh lạc hướng chúng ta, nếu tính theo nó thì sẽ mất rất nhiều thời gian.
Câu 4. Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu,Mg,Al tác dụng hết với HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo thành trong dd là:
A. 5,69 gam B. 4,45 gam C. 5,07 gam D. 2,485 gam
- Phát hiện vấn đề: Khối lượng muối = Khối lượng kim loại + Gốc axit. Số mol gốc axit = ne cho = ne nhận ( xem bài tập tự luận)
- Giải quyết vấn đề: Số mol e trao đổi = 0,01.3 + 0,04.1 = 0,07 mol -->
m = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 gam --> chọn A
Câu 5. Hòa tan 7,2 gam hh 2 muối sunfat của hai kim loại hóa trị 1&2 vào H2O được dd X. Thêm vào dd X một lượng vừa đủ dd BaCl2 thì thu được 11,65 gam BaSO4 và dd Y. Tổng khối lượng hai muối clorua trong dd Y là:
A. 5,95 gam B. 6,50 gam C. 7,00 gam D. 8,20 gam
- Phát hiện vấn đề: Cation trong dd Y chính là cation trong dd X, anion trong Y là Cl- lấy từ BaCl2. Ta tính được số mol các ion này thông qua nBaSO4 = 0,05 mol
- Giải quyết vấn đề: nCl = 2nBaSO4 = 0,1 mol, khối lượng cation = 7,2 - 0,05.96
= 2,4 gam ---> m = 2,4 + 0,1.35,5 = 5,95 gam ---> Là A
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hh X gồm NaCl, NaI vào H2O được dd A. Sục Cl2 dư vào A. Kết thúc thí nghiệm cô cạn dd thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong X là:
A. 29,25 gam B. 58,5 gam C. 17,55 gam D. 23,4 gam
- Phát hiện vấn đề: Khi thay 1 mol NaI bằng 1 mol NaCl thì khối lượng muối giảm
127 - 35,5 = 91,5 gam.
- Giải quyết vấn đề: Thực tế đã giảm đi 104,25 - 58,5 = 45,75 gam, dùng pp tăng, giảm khối lượng thì: nNaI = 45,75/91,5 = 0,5 mol
---> mNaCl = 104,25 - 0,5.150 = 29,25 gam ---> Chọn A.
Câu 7. Cho 11 gam hỗn hợp Al,Fe vào dd HNO3 loãng, dư thấy thoát ra 6,72 lit NO ở đktc. Khối lượng của Al,Fe trong hỗn hợp tương ứng là:
A. 5,4 và 5,6 B. 5,6 và 5,4 C. 8,1 và 2,9 D. 8,2 và 2,8
- Phát hiện vấn đề:1 mol Fe hay Al đều cho 3 mol e, để tạo 1 mol NO thì N5+ cũng phải nhận 3 mol e. Như vậy nAl + nFe = nNO = 0,3 mol, nếu đến đây đặt ẩn rồi giải hệ thì cũng được, nhưng có cách khác như sau: Nhận thấy khối lượng mol trung bình của 2 kim loại là 11/0,3 = 110/3, có nghĩa 3 mol hh nặng 110 gam, phát hiện ra rằng 110 = 2.27 + 56. ( kiểu thi TN nó hay cho con số đặc biệt như thế đấy! )
- Giải quyết vấn đề: Tỉ lệ nAl:nFe = 2:1 --> Vậy có 0,2 mol Al và 0,1 mol Fe trong hh ---> Chọn A.
Câu 8. Hấp thụ 2 gam HBr vào dd chứa 2 gam NaOH, cho thêm mẩu giấy quì.Giấy quì chuyển sang mầu gì?
A. Đỏ B. Xanh C. Mất mầu D. Không đổi mầu
-Vì HBr và NaOH phản ứng với nhau theo tỉ lệ 1:1, ta chỉ cần đi so sánh hai phân số cùng tử 2/81 và 2/40. Dễ nhận thấy 2/40 lớn hơn, tức dư kiềm, chọn B.
Câu 9. Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3,CuO rồi đốt nóng để tiến hành pu nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A vào HNO3 nóng, thoát ra V lit NO ở đktc. Tính V.
A. 0,224 B. 0,672 C. 2,24 D. 6,72
- Phát hiện vấn đề: SOH của Fe,Cu trong oxit là cực đại nên chúng chỉ đóng vai trò "trạm trung chuyển e" từ Al sang N5+, tức là có thể coi 0,81 gam Al pu trực tiếp với HNO3, lại thấy độ tăng SOH của Al = độ giảm SOH của N5+.
- Giải quyết vấn đề: nNO = nAl = 0,81/27 = 0,03 ---> V = 0,03.22,4 = 0,672 lit
Chọn B.
Câu 10. Hòa tan 9 gam hh X gồm bột Mg,Al bằng H2SO4 loãng, dư thu được khí A và dd B. Thêm từ từ NaOH vào B tới khi đạt kết tủa lớn nhất thì dừng.Lọc kết tủa, nung hoàn toàn thu được 16,2 gam chất rắn. Thể tích khí a là:
A. 6,72 B. 7,84 C. 8,96 D. 10,08
- Phát hiện vấn đề:16,2 gam chính là khối lượng hai oxit, biết khối lượng kim loại ta tính được khối lượng O2 ---> tính số mol e mà O2 đã nhận, đó cũng chính là số mol e do X nhường.
- Giải quyết vấn đề: mO = 16,2 - 9 = 7,2 ---> ne = (7,2/16).2 = 0,9 mol e
---> nH2 = 0,9/2 = 0,45 mol --> V = 0,45.22,4 = 10,08 lit --> Chọn D

 


----------------------
Các câu hỏi liên quan
----------------------
Các nội dung cùng chủ đề:

Tư Vấn Trực Tuyến Yahoo: Not Connet
Skype:
Phone:0977642010
Vòng Đời
Human Cycle

****
Chat hỗ trợ
Chat ngay